Đóng

Thư viện điện tử

Giới thiệu sách tháng 02/2024 Chủ đề “MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN”

Kính thưa các thầy cô giáo  cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!

Thay mặt Tổ Thư viện xin giới thiệu đến các thầy cô giáo và các bạn học sinh trong trường một món quà đầu xuân đầy ý nghĩa đó là cuốn sách “Phong tục Việt Nam” của tác giả Phan Kế Bính.

Mỗi nước có một phong tục riêng. Phong tục ấy kỳ thuỷ hoặc bởi tự một vài người mà rồi bắt chước nhau thành ra thói quen. Hoặc bởi ở phong thổ và cách chính trị, cách giáo dục trong nước mà thành ra. Hoặc bởi các phong trào ở ngoài tràn vào rồi mà dần dần tiêm nhiễm thành tục. Nhưng đại để tục gì cũng vậy, phải trải lâu tháng lâu năm mới thành được, mà trong những tục ấy cũng có tục hay, cũng có tục dở. Duy chỉ bởi tai mắt người đã quen, lòng người đã tin dùng, thì dẫu có người biết là dở mà cũng không sao đổi ngay đi được.

Sách gồm các nội dung sau:

– Nói về phong tục trong gia tộc

– Nói về phong tục hương đảng

– Phong tục xã hội

***

Phan Kế Bính (1875-1921) là nhà văn nổi tiếng Việt Nam, sống từ cuối thế kỷ thứ 19 qua nhưng năm đầu thế kỷ thứ 20, nhờ vậy mà thấy sự xáo trộn của đất nước, khi tiếp xúc với văn minh Phương Tây. Kinh tế thay đổi thì phong tục phải thay đổi. Ông viết nhiều bài ngắn đăng từng kỳ trên Đông Dương Tạp Chí, vào năm 1913 – 1914, tính đến nay đã non 80 năm! Đức tính lớn của ông là biết nhiều nhưng viết ngắn gọn, khống thêm thắt, cường điệu, lấy sự sống còn của dân tộc làm đường lối cơ bản. Thái độ ấy thật khách quan, khoa học. Trước khi muốn gìn giữ hoặc đả phá, một thói quen, ông cố trình bày cặn kẽ cho người đọc am tường, sau đó ông đưa ý kiến riêng, không phải là vô trách nhiệm, công kích chỉ vì chưa hiểu cặn kẽ sự thật. Sự góp ý của Ông rất chân thành, khác với phong cách ăn nói đao to.

Qua những đoạn ngắn, súc tích, tác giả đã đề cập khá đầy đủ về phong tục trong gia tộc, thôn xóm, trong xã hội. Tệ đoan lớn nhất thời phong kiến vẫn là tục lệ “xôi thịt”, tranh giành nhau từng tấc, từng ly về thể diện, vi nhờ thể diện mà người ta dược thêm ít nhiều xôi, thịt. Ngày xưa lại chuộng hình thức đạo dức giả, thí dụ như lúc ma chay, con cháu thi nhau khóc để cho họ hàng chòm xóm nghe thấy, về thực chất là “che mắt thế gian”. Tác giả mỏ tả tệ đoan đồng bóng, cầu hồn khá tỉ mỉ, để rồi đả phá. Đến các thầy phù thủy, tác gia viết: “Than ôi, dạo phù thủy cùng là đạo đồng cốt; còn thịnh hành ngày nào thì dân trí còn ngu xuân ngày ấy”. Về việc cầu cơ bút, xin xăm, tác giả tỏ ra khách quan: “Cách đoán thẻ củng như cách đoán thơ tiện, lắm câu viển vông mà về sau cũng có khi linh nghiệm”. Lại đề cập đến cách phát âm để khẳng định tính thống nhất của dân tộc ta. Người ở Bắc, à Nam nghe một hai tiếng thi có thể khó hiểu, nhưng nghe cả câu thì rõ ràng là dễ hiểu. Việt Nam Phong Tục là tư liệu cần thiết để suy cổ nghiệm kim. Mong rằng khi xếp sách lại, người đọc sẽ thấy toát lên yêu thiên nhiên, tính đoàn kết giữa người trong một nước. Muốn cho một nếp suy nghĩ trở thành phong tục, phải kinh qua thời gian dài. Và muốn đả phá một tục lệ hủ lậu, củng phải kiên trì, cương quyết. Vào những năm cuối thế kỷ mà đọc lại nhưng ghi nhận của một học giả từ hổi đầu thố kỷ thật là bổ ích và thích thú. Quả thật Phan Kế Bính là một nho sĩ không chịu đứng về phía bảo thủ.

 

Quý thầy cô giáo và các em học sinh tìm đọc ở thư viên và có thể tải về trên Webside trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm về đọc nhé!

Đọc truyện tại đây: Việt Nam phong tục – Phan Kế Bính

Sách nói : Việt Nam phong tục – Phan Kế Bính